1.1. Mục tiêu chung
Xây dựng và phát triển Trường Đại học Lâm nghiệp (ĐHLN) thành một trung tâm khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực lâm nghiệp, tài nguyên và môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai góp phần vào sự bền vững kinh tế – xã hội của đất nước; Xây dựng cơ chế hoạt động và quản lý đảm bảo sự liên thông giữa 3 hệ thống chức năng trong ĐHLN: đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất đời sống.
1.2. Mục tiêu cụ thể
– Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao về kiến thức và thực tiễn đáp ứng yêu cầu của ngành Lâm nghiệp, Nhà trường và thực tiễn xã hội; làm chủ, đổi mới, sáng tạo trong các hoạt động khoa học công nghệ; Nâng cao chất lượng đào tạo;
– Phát triển một số lĩnh vực khoa học công nghệ ưu tiên và là thế mạnh của Nhà trường, phù hợp với Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giải quyết tốt những vấn đề trọng tâm của ngành;
– Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu – đào tạo – sản xuất.
– Tạo bước chuyển biến cơ bản về tiềm lực khoa học và công nghệ của Nhà trường trên các mặt: năng lực và trình độ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất cho phát triển khoa học và công nghệ, dịch vụ và thông tin khoa học – công nghệ và xuất bản ấn phẩm khoa học công nghệ.
– Góp phần giải quyết các vấn đề khoa học công nghệ của một số địa phương.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) trong Trường gồm hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ KHCN, áp dụng sáng kiến và các hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển KHCN.
Giai đoạn 2017 – 2025, Nhà trường tập trung vào các nhiệm vụ KHCN chủ yếu sau:
2.1. Nghiên cứu khoa học
* Lĩnh vực KHCN của ĐHLN
– Quy hoạch, quản lý bảo vệ, áp dụng công nghệ mới phát triển rừng Núi Luốt gắn với đào tạo, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái;
– Xây dựng cơ sở dữ liệu các loài cây Lâm nghiệp trong trường và rừng thực nghiệm;
– Bổ sung và hoàn thiện các bộ sưu tập tiêu bản, tập đoàn các loài cây bản địa trên núi Luốt.
* Nhiệm vụ NCKH của các Bộ, ngành, địa phương.
– Các hướng nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực Lâm nghiệp phục vụ cho quá trình đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ.
– Phát triển nghiên cứu khoa học theo hướng ứng dụng đáp ứng yêu cầu phục vụ tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp trong một số lĩnh vực có thế mạnh của Nhà trường: Quản lý tài nguyên rừng, Chế biến Lâm sản, Giống và Công nghệ sinh học, Lâm học, Kinh tế chính sách;
– Phát triển nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực (QĐ số 1560/QĐ BNN-TCLN): Phát triển rừng (chọn tạo và nhân giống cây lâm nghiệp, vườn ươm cây giống, trồng chăn sóc thâm canh rừng); Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng (công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin, hệ thống địa lý trong giám sát tài nguyên rừng, ứng dụng công nghệ gen/ADN để phân loại thực vật, động vật, xây dựng cơ sở dữ liệu về thực vật, động vật, ứng dụng công nghệ sinh học trong quản lý, phòng trừ sâu bệnh); Khai thác, vận chuyển chế biến và bảo quản lâm sản (công nghệ cơ giới hóa, tự động hóa; công nghệ biến tính, công nghệ nano, công nghệ sản xuất vật liệu phụ trợ keo dán, chất phủ; vật liệu gỗ compozit; sử dụng phụ phẩm nông lâm nghiệp).
– Phát triển nghiên cứu ứng dụng đáp ứng các yêu cầu đặt hàng của Bộ KHCN theo chương trình đề tài, dự án (Các chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia, Dự án KH&CN, Quỹ gen, Nghị định thư, Các chương trình Quốc gia về KH&CN, Nông thôn miền núi) và địa phương trong lĩnh vực Lâm nghiệp, Chế biến lâm sản và Phát triển Nông thôn.
– Nghiên cứu ứng dụng thông qua hợp tác, ký kết các hợp đồng nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho sản xuất, các chương trình và dự án phát triển của Chính phủ, các tổ chức Quốc tế tại Việt Nam.
2.2. Dịch vụ, tư vấn chuyển giao công nghệ
Đẩy mạnh các dịch vụ kiểm định, thử nghiệm, kiểm tra, giám định đối với sản phẩm trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Tư vấn, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất.
Thực hiện các chương trình dự án khuyến nông, khuyến công của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các tỉnh, địa phương.
2.3. Gắn kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa hoc
– Tăng cường số lượng sinh viên tham gia NCKH bằng nguồn ngân sách của nhà trường, khuyến khích sinh viên, học viên tham gia NCKH bởi nguồn ngân sách hợp pháp từ các chương trình đề, dự án của các nhà khoa học và cán bộ giảng dạy, hỗ trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức KHCN.
– Các đề tài, luận văn, luận án của học viên cao học, nghiên cứu sinh cần thực hiện theo các hướng NCKH, các chương trình đề tài, dự án thuộc các lĩnh vực chuyên môn của Trường Đại học Lâm nghiệp
– Đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp sinh viên bằng việc phát động cuộc thi khởi nghiệp Lâm nghiệp và tham gia các hoạt động khởi nghiệp quốc gia.
– Tham gia các hoạt động khoa học sinh viên khác như: Olympic cơ học toàn quốc; Tin học MOSWC; Cuộc thi sinh viên quốc tế về Lâm nghiệp ở Nga; Khoa học tuổi trẻ Khối Nông-Lâm-Ngư-Thủy toàn quốc; Dự thi Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Euréka; Sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc.
Tệp đính kèm:
Định hướng khoa học công nghệ Trường Đại học Lâm nghiệp giai đoạn 2017-2025
Nguồn: copy